Quá trình hoạt động cách mạng Ung_Văn_Khiêm

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

- Cuối năm 1927, Khiêm gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau khi đã vào tổ chức, Khiêm được tổ chức điều về Cần Thơ, làm Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Cần Thơ, phụ trách công nhân.

- Tham dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau khi về nước được chỉ định làm Bí thư Đặc uỷ miền Hậu Giang, tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ khi hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản (1928);

- Tháng 9/1929 giữ chức vụ Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng miền Hậu Giang, sau đó được phân công là ủy viên thường vụ xứ ủy Hậu Giang.

- Tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930

- Bị thực dân Pháp bắt và bị tù ở Khám lớn Sài gòn và Côn Đảo (1931-1936);

- Hoạt động công khai, tổ chức Mặt trận bình dân ở các tỉnh miền Tây Nam bộ (1936-1939);

- Bị bắt giam tại Long xuyên (1939-1941);

- Hoạt động ở miền tây Nam bộ chuẩn bị cho sự thành lập Xứ ủy Nam kỳ (1944-1945);

- Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ (08/1945 - 12/1945);

- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá I, đơn vị tỉnh Long Xuyên (1946); Uỷ viên nội vụ Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam bộ;

- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; Uỷ viên Trung ương Cục miền Nam (tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II tháng 02/1951);

- Bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau 1951-1954

- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1955);

- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng - 1960);

- Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá I, II, III;

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 4 năm 1963. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 của Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny, Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung "thân Liên Xô" và bị thay thế bởi Xuân Thủy[1]

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam (30/4/1963 - 1971).

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ung Văn Khiêm trở về miền Nam, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông qua đời ngày 20 tháng 3 năm 1991, sau nhiều năm bệnh tật, thọ 81 tuổi.